Bước ngoặc thu hút FDI năm 2020 và 2021

                Để thực thi các chiến lược phát triển kinh tế đột phá trong đó lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm, Long An đang rất chú trọng phát triển quỹ đất dành cho phát triển các khu công nghiệp một cách đồng bộ và bền vững, đi kèm với đó là chính sách mời gọi đầu tư hết sức hấp dẫn.

                Với sự quyết tâm của toàn thể hệ thống chính trị, bức tranh thu hút đầu tư trong và ngoài nước bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định, cụ thể:

  • Tính đến năm 2015, các KCN đã thu hút được 1.627 dự án đầu tư, trong đó có 796 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 4.573 triệu USD và 831 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư 92.321 tỷ đồng.
  • Trong giai đoạn 2016 – 2020, thu hút được 912 dự án mới, trong đó có 466 dự án FDI với tổng số vốn 2,1 tỷ USD và 446 dự án trong nước với tổng số vốn 44.076 tỷ đồng.
  • Riêng trong năm 2020, Long An thu hút được 125 dự án mới trong đó có 70 dự án FDI và 55 dự án trong nước với tổng số vốn đầu tư cấp mới đạt 372 triệu USD và 4.129 tỷ đồng. Có 76 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn thêm 154 triệu USD, 24 dự án trong nước tăng thêm 1.719 tỷ đồng.
  • Đặc biệt trong năm 2021, Long An vươn lên đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI với tổng số vốn 3,84 tỷ USD (chiếm 12,3% vốn FDI cả nước), trong đó nổi bậc hơn cả là dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng NLG tọa lạc tại Hệ sinh thái Cảng Quốc tế Long An, nơi được xem là nội lực thúc đẩy Long An đạt được bước phát triển đột phá đến năm 2030 (Kịch bản thứ 3).

Quy hoạch phát triển đô thị

                Báo cáo quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030 vẽ nên một bức tranh kinh tế của tỉnh đầy hứa hẹn, bên cạnh đó là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và những chương trình hành động đã thực thi, thế nhưng đi kèm với đó cũng là nhưng gam màu tối. Mãnh ghép cuối cùng để hoàn thiện nên bức tranh đó chính là quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị hướng đến sự bền vững, hài hòa với sự phát triển của công nghiệp và phục vụ trọn vẹn cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, khu vui chơi giải trí…) chính là điểm yếu mà Long An đang bị các địa phương khác có cùng vai trò trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai bỏ lại khá xa, từ đó dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng của thị trường bất động sản, nơi hướng đến phục vụ cho nhu cầu ở thực của người dân.

Hiện trạng đô thị toàn tỉnh Long An

* Định hướng hệ thống đô thị đến năm 2025

Đến năm 2025, toàn tỉnh có 24 đô thị, gồm:

- 01 đô thị loại I (Tân An)

- 04 đô thị loại III (TP. Đức Hòa, Kiến Tường, TP. Bến Lức, Cần Giuộc)

- 10 đô thị loại IV (Cần Đức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tầm Vu, Tân Trụ, Đông Hòa, Đông Thành)

- 09 đô thị loại V (Hưng Điền B, Bình Phong Thạnh, Hiệp Hòa, Gò Đen, Rạch Kiến, Long Đức Đông, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Mỹ Quý Tây).

* Định hướng hệ thống dô thị đến năm 2030

Đến năm 2030, Toàn tỉnh có 28 đô thị, gồm:

- 01 đô thị loại I (Tân An)

- 02 đô thị loại II (Bến Lức, Kiến Tường)

- 02 đô thị loại III (TP. Đức Hòa, Cần Giuộc)

- 10 đô thị loại IV ( Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Đông Hòa, Tầm Vu, Đông Thành)

- 13 đô thị loại V (Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Mỹ Quý Tây, Hiệp Hòa, Mỹ Hạnh, Gò Đen, Lương Hòa, Rạch Kiến, Long Đức Đông, Lạc Tấn).

                Theo số liệu của niên giám thống kê, dân số tỉnh Long An năm 2020 là 1,7 triệu người, xếp thứ 48/63 tỉnh thành và đứng thứ 10/13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Long An đứng thứ 13/63 tỉnh thành mà người dân muốn lựa chọn di cư đến (đứng thứ 2 ĐBSCL sau Cần Thơ):

  • Giai đoạn trước năm 2015: Long An ghi nhận làn sóng di dân, chủ yếu là nguồn lao động đến khu vực khác làm việc.
  • Từ năm 2019: Long An bất đầu đón sóng nhập cư nhờ vào công cuộc phát triển công nghiệp bước đầu đạt được những thành quả nhất định.

Với mục tiêu hàng năm tạo ra 117.000 – 120.000 việc làm hàng năm (trong suốt giai đoạn 2021 – 2030), Long An dự kiến thu hút được lượng lớn lao động nhập cư, cụ thể:

  • Đến năm 2025: 100.000 người.
  • Đến năm 2030: 200.000 người.
  • Dân số tự nhiên của tỉnh Long An dự báo đến năm 2030 là 2 triệu người.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2020 là 17,3%, thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước là 35%. Theo quyết định số 4666/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt khoảng 50 – 60%.

Quá trình đô thị hóa tại Long An diễn ra không đồng đều, tập trung chủ yếu tại các huyện trung tâm và giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó hoàn toàn có thể dễ nhận thấy do địa hình tỉnh Long An trãi rộng và một bộ phận lớn thuộc vùng Đồng Tháp Mười với dân cư tập trung thưa thớt theo tạp quán nông nghiệp.

Nếu so sánh với các địa phương có cùng vai trò trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An có tỷ lệ đô thị hóa rất thấp, cụ thể Đồng Nai là 33,93% và Bình Dương là 64,85%. Từ đó mở ra cơ hội rất lớn dành cho thị trường bất động sản khi tiềm năng đô thị hóa tại Long An là rất lớn. Những lợi ích của quá trình đô thị hóa cũng chính là động lực giúp cho Long An tiến về phía trước khi có thể giúp cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện một cách rõ nét nhờ vào hạ tầng xã hội ( y tế, giáo dục, dịch vụ công ích) được chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng.

Mùa xuân năm 2023

Tác giả: P-JC

Bài viết bạn đang xem thuộc 01 trong 07 bài viết phân tích về thị trường bất động sản Long An, bao gồm:

4 trụ cột của bất động sản Long An:

Dự báo thị trường: