Vai trò kinh tế của Long An
Theo số liệu thống kê đến năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) tỉnh Long An đứng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và đứng thứ 5 toàn Nam Bộ (cũng là thứ 5 tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Xét về giá trị gia tăng khu vực công nghiệp dịch vụ - xây dựng của tỉnh Long An chiếm 25,7% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 5,6% vùng KTTĐPN và 3,1% cả nước.
Tỉnh Long An xác định công nghiệp chính là ngành kinh tế chủ lực, tận dụng tác động “lan tỏa” dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi vùng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, tận dụng mạng lưới giao thông hiện đại của địa phương cùng vị trí địa lý mang tính chiến lược làm tiền đề xây dựng nên một vành đai công nghiệp với trọng tâm là sản xuất công nghệ cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0, qua đó hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của TP.HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung, từng bước cải thiện vị trí của địa phương so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Long An với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông thuộc vùng Đồng Tháp Mười (cùng với Tiền Giang và Đồng Tháp) – vùng đất từng được Tiến sĩ Melforw (Hà Lan) cảnh báo “Muốn xử lý 1ha đất phèn phải tốn cả triệu USD” và 2 giáo sư địa chất Liên Xô kết luận “không thể trồng lúa” – nhưng đối với người dân Long An chỉ tồn tại 1 từ “không thể” đó chính là “không thể không làm”. Từ một vùng đất chết hoang hóa và nhiễm phèn nặng, bằng những công cuộc khai hoang được đẩy mạnh từ đầu thập niên 1980, Đồng Tháp Mười lột xác mạnh mẽ đóng góp không nhỏ giúp cho Việt Nam từ một nước thiếu lương thực vươn lên trở thành nước xuất khẩu lúa gạo thứ ba thế giới. Theo giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đóng góp 1,3 triệu tấn lúa (trên tổng sản lượng 2,3 triệu tấn toàn tỉnh) góp phần đáng kể cho an ninh lương thực quốc gia.
Vùng Đồng Tháp Mười trãi dài trên địa phận 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp
Sự phát triển kinh tế tổng thể toàn tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030 được phát họa sơ bộ qua 3 kịch bản:
- Kịch bản cơ sở: duy trì chiến lược hiện tại của tỉnh Long An mà không có sự thay đổi đáng kể nào ngoài các dự án trọng điểm đã được phê duyệt.
- Kịch bản phát triển bền vững: tầm nhìn đến năm 2050 và các sáng kiến chiến lược thuộc các lĩnh vực chế biến chế tạo, nông nghiệp và năng lượng.
- Kịch bản tăng trưởng đột phá: thực hiện một cách quyết liệt các sáng kiến thuộc kịch bản tăng trưởng đột phá và là đầu tàu ở Việt Nam trong việc sản xuất H2 và định vị lại vị thế của Cảng Long An với vai trò là trung tâm xuất khẩu nông sản.
Mặc dù được thiên nhiên ưu ái ban tặng vị trí chiến lược và một vị thế không thể thuận lợi hơn để phát triển công nghiệp, thế nhưng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” khi vẫn trân quý những giá trị truyền thống của một vùng sản xuất nông nghiệp, như một phần không thể tách rời của Đồng Tháp Mười, ở góc nhìn này chúng tôi (tác giả P-JC và bất động sản Vàm Cỏ Đông), các cấp chính quyền và toàn thể người dân Long An vẫn xem nông nghiệp là một trụ cột vững chắc (trụ cột thứ hai) bởi vì đích đến cuối cùng của một xã hội thịnh vượng, phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp hay giá trị bất động sản đều hướng đến lợi ích của người dân và vì hơn 1/3 dân số của tỉnh Long An vẫn sinh sống và sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng Tháp Mười.
Dưới góc độ trụ cột thứ hai của bất động sản Long An (sự đóng góp của nông nghiệp), chúng tôi sẽ đi sâu phân tích sự phát triển của nông nghiệp trong từng kịch bản tăng trưởng, cụ thể:
-
Đối với kịch bản cơ sở:
- Long An vẫn là một tỉnh tập trung vào nông nghiệp, với sản phẩm chủ lực là sản xuất lúa gạo bên cạnh những dòng sản phẩm khác như chanh không hạt, dứa (khóm), thanh long…
- Chú trọng nâng cao tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp bằng các giải pháp như: Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đẩy mạnh mối liên kết sản xuất – chế biến – phân phối – tiêu dùng.
- Mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp từ 2000 USD/ha lên 4000 USD/ha dựa trên nên tảng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và các sáng kiến hợp tác.
-
Đối với kịch bản phát triển bền vững:
- Xây dựng trung tâm khởi nghiệp 100ha tại Cần Giuộc tập trung vào các dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học, sản xuất kỹ thuật số và công nghiệp 4.0.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và cơ sở phục vụ cộng đồng tại khu nông nghiệp (chợ, bệnh viện, trường học, ngân hàng…)
- Ngành nông nghiệp Long An sẽ thực hiện các sáng kiến chính để thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp ra quốc tế, cả thiện hoạt động và sản lượng và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ngành với sự trợ giúp của các hợp tác xã. Cụ thể bao gồm các sáng kiến chính:
- Thiết lập ATIPA để hổ trợ nông dân địa phương.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý nước & chất thải.
- Phát triển các cơ sở nông nghiệp công nghệ sinh học/công nghệ cao.
- Phát triển nông nghiệp năng suất cao hơn với việc áp dụng các công nghệ mới trên đồng ruộng và các thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Tăng cường năng lực của hợp tác xã.
-
Đối với mục tiêu tăng trưởng đột phá:
-
- Ngành nông nghiệp Long An thành công với những sáng kiến và mục tiêu ở 2 kịch bản cơ sở và phát triển bền vững.
- Trở thành trung tâm xuất khẩu chính cho các dịch vụ nông nghiệp thông qua việc cung cấp khả năng khử trùng và bảo quản lạnh tại Cảng Long An.
- Long An trở thành đầu mối nông sản lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long dựa vào lợi thế hạ tầng giao thông và Cảng Quốc tế Long An. Hình thành các trung tâm nông sản tại các huyện Thủ Thừa, Tân Trụ…
-
Mùa xuân năm 2023
Tác giả: P-JC
Bài viết bạn đang xem thuộc 01 trong 07 bài viết phân tích về thị trường bất động sản Long An, bao gồm:
4 trụ cột của bất động sản Long An:
- Bất động sản Long An: trụ cột thứ nhất – Vành đai công nghiệp, góc nhìn từ nước Mỹ xa xôi
- Bất động sản Long An: trụ cột thứ hai – Đầu tàu kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long
- Bất động sản Long An: trụ cột thứ ba – vai trò trong quy hoạch vùng và ưu thế về hạ tầng giao thông
- Bất động sản Long An - Trụ cột thứ tư – Chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và quy hoạch phát triển đô thị