Cập nhật tình hình Cảng quốc tế Long An theo dòng sự kiện:

+ Dự án được thành lập vào tháng 8 năm 2007 theo Quyết định số 2068/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng ACM làm chủ đầu tư.

+ Sau đó Công ty ACM chuyển toàn bộ quyền dự án sang cho Công ty Vina Capital Group, và sau đó được chuyển nhượng sang cho Đồng Tâm Group (DTG). Tổng thể dự án vẫn được giữ nguyên như ban đầu với quy mô 1935ha bao gồm 4 dự án Cảng quốc tế Long An, KCN Đông Nam Á Long An, Khu Dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á Long An và Khu đô thị mới Đông Nam Á.

+ Cảng Long An được quy hoạch với 7 cầu cảng, chiều dài 1670m, tổng số vốn đầu tư 9.000 tỷ đồng.

+ Cảng Quốc tế Long An (147ha) được bắt đầu thi công giai đoạn 1 (gồm 5 cầu cảng số 1 đến số 5) vào năm 2015.

+ Ngày 26/9/2020, đưa vào khai thác 3 cầu cảng đầu tiên.

+ Cầu cảng số 4-5 tiếp tục được thi công hoàn thiện và dự kiến đưa vào khai thác năm 2021.

+ Cũng trong năm 2020, DTG khởi công giai đoạn 2 thi công cầu cảng số 6 và số 7, dự kiến hoàn thành năm 2023.

+ Dự án xin phép xây thêm cầu cảng số 8-9, trở thành Cảng Quốc tế có chiều dài cầu cảng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài 2368m, công suất khai thác 80 triệu tấn/năm. Tổng số vốn đầu tư nâng lên 10.000 tỷ đồng.

Thông tin chi tiết Cảng quốc tế Long An

Trong quy hoạch phát triển Cảng biển Việt Nam, Cảng quốc tế Long An được xếp vào nhóm số 5 với vị trí cửa ngõ tiếp giáp Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hàng hóa Đồng bằng Sông Cửu Long ra thế giới nhờ vào khả năng kết nối nhanh chóng, giảm chi phí logistic cho các doanh nghiệp đồng thời giảm tải ùn tắc giao thông và áp lực ở các cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh.

Cảng quốc tế Long An được đầu tư và khai thác bởi Tập Đoàn Đồng Tâm (DTG) với quy mô tổng thể dự án 1935ha, trong đó bao gồm:

+ Cảng quốc tế Long An (147ha)

+ Khu Công nghiệp Đông Nam Á (396ha)

+ Khu Dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á (239ha)

+ Khu đô thị mới Đông Nam Á (1145ha)

Cảng Long An được đầu tư trên diện tích 147ha với tổng số vốn đầu tư 10000 tỷ đồng được khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào năm 2015, với 3 cầu cảng chiều dài 630m có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn, dự án được xây dựng và khai thác theo hình thức cuốn chiếu (tức là xây dựng đến đâu khai thác đến đó). Giai đoạn 1 đã được đưa vào khai thác ngày 26/9/2020 với cầu cảng số 1-3 (cầu cảng 4-5 cũng đang được gấp rút thi công hoàn thiện trong năm 2021) và tiếp tục khởi công giai đoạn 2 với 2 cầu cảng số 6 và số 7 có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 tấn. Dự án đang gấp rút thi công để kịp hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2023 và trở thành Cảng biển có chiều dài cảng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài 1670m. Dự án sở hữu 4 bến sà lan có thể tiếp nhận sà lan 2000 tấn, hệ thống kho bãi lưu trữ 400,000m2.

Cũng trong thời gian này, chủ đầu tư DTG đang hoàn tất thủ tục pháp lý để mở rộng quy mô, xây thêm cầu cảng số 8 và số 9, nâng tổng chiều dài cầu cảng lên 2368m có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 tấn, tổng công suất khai thác 80 triệu tấn/năm.

Cảng Tân Tập sở hữu vị trí mang tính chiến lược khi nằm tại cửa ngõ kết nối 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực miền Đông, cách TPHCM chỉ 38km theo Quốc Lộ 50. Vị trí mang kết khả năng kết nối giao thông thuận lợi:

+ Đường bộ: rất nhiều tuyến đường trọng điểm có thể kết nối trực tiếp đến Cảng quốc tế Long An như Cao tốc Trung Lương, Cao tốc Bến Lức – Long Thành, Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 50, DT830, Vành đai 4.

+ Đường thủy:

  • Nằm trên luồng sông Soài Rạp, cách Biển Đông 20km có thể dễ dàng kết nối các cụm cảng tại TPHCM cũng nằm trên luồng sông Soài Rạp, cụ thể:
    • LAIP – Cảng Cát Lái : 35km
    • LAIP – Cảng Sài Gòn : 45km
    • LAIP – ICDs tại Thủ Đức : 49km
  • Ngoài ra, mạng lưới sông Cửu Long giúp Cảng Tân Tập kết nối rất dễ dàng với các cảng miền Nam như Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Sóc Trăng.