Quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2008 với mục tiêu quy hoạch đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2040.

Sau nhiều năm thực thi và phát triển, Quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh quy hoạch với mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để bán sát thực tiễn và nắm bắt nhu cầu phát triển sát với thực tiễn.

Quy hoạch Vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Phạm vi quy hoạch

Vùng Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 30,404km2 bao gồm toàn bộ diện tích hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh và 07 tỉnh bao gồm: Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Theo quy hoạch đến năm 2030, vùng có dân số khoảng 24-25 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 18-19 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 70-75% (dân số thành thị khoảng 18-19 triệu người).

Giao thông khu vực

Hệ thống giao thông Vùng được thiết kế khoa học và chặt chẻ với các tuyến Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4 xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh và đi qua 07 tỉnh trên.

Bên cạnh đó là các tuyến cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh – Phnom Pênh.

Hệ thống sân bay bao gồm Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Quốc tế Long Thành (dự kiến hoàn thành năm 2025).

Hê thống cảng biển bao gồm: Hệ thống Cảng Sài Gòn, Hệ thống Cảng Thị Vải, Hệ thống Cảng Vũng Tàu.

Trục giao thông trọng điểm đi kèm phát triển kinh tế:

+ Trục Tây Nam dọc Quốc Lộ 1A bao gồm Bến Lức, Thành phố Tân An, Mỹ Tho, Cai Lậy trong đó Thành phố Tân An và Thành phố Mỹ Tho là đóng vai trò trọng tâm.

+ Trục Tây Bắc dọc Quốc Lộ 22 và Quốc Lộ 22B bao gồm Trảng Bàng, Phước Đông – Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài – Bến Cầu, Hòa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát, trong đó Trảng Bàng – Gò Dầu và Thánh phố Tây Ninh là trọng tâm của khu vực.

+ Trục phía Bắc dọc Quốc Lộ 13 bao gồm Bàu Bàng, Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư – Lộc Ninh, Đồng Xoài trong đó Cơn Thành giữ vai trò cao nhất.

+ Trục phía Đông dọc Quốc Lộ 1A bao gồm Dầu Giây, Long Khánh, Gia Ray trong đó Long Khánh giữ vai trò trọng tâm.

+ Trục Đông Nam dọc Quốc Lộ 51 bao gồm Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu trong đó Thành phố Bà Rịa và Thành phố Vũng Tàu giữ vai trò chủ đạo.

Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Vùng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 4 vùng không gian kinh tế trọng điểm (hay còn gọi là 4 tiểu vùng), bao gồm:

  • Tiểu vùng trung tâm

STT

Tên đô thị

Vai trò

Trực thuộc

Loại đô thị

Chức năng

1

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố trực thuộc trung ương

 

Đô thị đặc biệt

Đô thị hạt nhân trung tâm vùng

2

Bến Lức

Thị trấn

Long An

Đô thị loại IV

Đô thị sinh thái phía Tây Nam

3

Cần Giuộc

Thị trấn

Long An

Đô thị loại IV

4

Đức Hòa

Thị trấn

Long An

Đô thị loại IV

Đô thị động lực phía Tây Bắc

5

Thủ Dầu Một

Thành phố thuộc tỉnh

Bình Dương

Đô thị loại I

Đô thị động lực phía Bắc

6

Dĩ An

Thành phố thuộc tỉnh

Bình Dương

Đô thị loại III

7

Thuận An

Thành phố thuộc tỉnh

Bình Dương

Đô thị loại III

8

Bến Cát

Thị xã

Bình Dương

Đô thị loại III

9

Tân Uyên

Thị xã

Bình Dương

Đô thị loại III

10

Biên Hòa

Thành phố thuộc tỉnh

Đồng Nai

Đô thị loại I

Đô thị động lực phía Đông

11

Nhơn Trạch

 

 

 

12

Trảng Bom

Thị trấn

Đồng Nai

Đô thị loại IV

13

Long Thành

Thị trấn

Đồng Nai

Đô thị loại IV

  • Tiểu vùng phía Đông

STT

Tên đô thị

Vai trò

Trực thuộc

Loại đô thị

Chức năng

1

Vũng Tàu

Thành phố thuộc tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đô thị loại I

Cực tăng trưởng trên trục hành lang QL51

2

Bà Rịa

Thành phố thuộc tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đô thị loại II

3

Long Khánh

Thành phố thuộc tỉnh

Đồng Nai

Đô thị loại III

 

  • Tiểu vùng phía Bắc – Tây Bắc

STT

Tên đô thị

Vai trò

Trực thuộc

Loại đô thị

Chức năng

1

Đồng Xoài

Thành phố thuộc tỉnh

Bình Phước

Đô thị loại III

Cực tăng trưởng trên trục hành lang QL13

2

Chơn Thành

Huyện

Bình Phước

Đô thị loại IV

3

Bình Long

Thị xã

Bình Phước

Đô thị loại IV

 

4

Phước Long

Thị xã

Bình Phước

Đô thị loại IV

 

5

Tây Ninh

Thành phố thuộc tỉnh

Tây Ninh

Đô thị loại III

Cực tăng trưởng phía Tây Bắc trên trục hành lang QL13

6

Hòa Thành

Thị xã

Tây Ninh

Đô thị loại IV

7

Trảng Bàng

Thị xã

Tây Ninh

Đô thị loại IV

  • Tiểu vùng phía Tây Nam

STT

Tên đô thị

Vai trò

Trực thuộc

Loại đô thị

Chức năng

1

Tân An

Thành phố thuộc tỉnh

Long An

Đô thị loại II

Cực tăng trưởng phía Tây Nam trên trục hành lang QL1A

2

Cần Đước

Thị trấn

Long An

Đô thị loại IV

 

3

Hậu Nghĩa

Thị trấn

Long An

Đô thị loại IV

 

4

Kiến Tường

Thị xã

Long An

Đô thị loại IV

 

5

Mỹ Tho

Thành phố thuộc tỉnh

Tiền Giang

Đô thị loại I

Cực tăng trưởng phía Tây Nam trên trục hành lang QL1A

6

Gò Công

Thị xã

Tiền Giang

Đô thị loại III

 

7

Cai Lậy

Thị xã

Tiền Giang

Đô thị loại III